|
KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 NĂM HỌC 2017 - 2018
|
|
Bài thi: Ngữ văn
|
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)
|
|
I.
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các
yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Hôm nay chúng ta sống đầy đủ hơn, sung sướng hơn và cũng tự do hơn nhưng
thói hư tật xấu và cả tội ác nữa cũng nhiều hơn. Các mối quan hệ trong gia
đình, trong gia tộc, trong đồng nghiệp, trong bạn bè đều ít nhiều bị nứt rạn, đều
như giá lạnh hơn ngày xưa. [...] Sara Litman, một nhà văn nổi tiếng của Thụy
Điển, từng có mặt ở Hà Nội những năm tháng có chiến tranh lại buột miệng kêu:
"Ước gì tôi được là người Việt Nam !". Nghe như một lời tán tụng rất
vô lý, vì người Thụy Điển là nước giàu nhất Châu Âu, dân Thụy Điển sống sướng
nhất Châu Âu, còn nước mình đã nghèo lại thêm có chiến tranh nên càng nghèo.
Nhưng bây giờ thì tôi đã hiểu câu thốt ra của bà là từ gan ruột vì bà đã ớn
lạnh với những xã hội quá lạnh lẽo trước những số phận cô đơn của con người.
Với riêng tôi, khi đọc xong truyện ngắn này, tôi rất muốn về đời sống vật
chất thì đầy đủ, dư thừa như hôm nay nhưng về đời sống tinh thần lại vẫn giữ
được hơi ấm của tình người truyền sang nhau như những năm tháng còn chiến
tranh. Nói hơi quá một chút, thà sống thiếu thốn nhưng lúc nào cũng yên tâm,
cũng hồn nhiên còn hơn sống dư đủ mà lúc nào cũng cô đơn, cũng ớn lạnh.
(Theo Nguyễn
Khải - Cái đáng lo của một xã hội dư đủ, NXB Trẻ, 2003)
Câu
1. Phương thức biểu đạt chính của
đoạn văn bản trên là gì ?
Câu 2. Hãy chỉ ra 01 biện pháp tu từ đặc sắc mà nhà văn sử dụng
trong đoạn văn bản trên.
Câu
3. Theo tác giả của đoạn văn bản
trên, thế nào là một xã hội dư đủ? Đoạn trích đã cho thấy mặt trái của xã hội dư
đủ ấy là gì?
Câu
4. Vì sao sau khi từng có mặt ở
Hà Nội những năm tháng có chiến tranh, nhà văn nổi tiếng của Thụy Điển lại nói:
"Ước gì tôi được là người Việt Nam
!"? Với tư cách là một người Việt Nam, anh, chị có cảm xúc và suy nghĩ
gì khi nghe được câu nói đó từ một người nước ngoài?
II.
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu
1. (2,0 điểm)
Hãy
viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về hai
cách sống mà tác giả nhắc đến trong
đoạn trích ở phần Đọc hiểu: sống thiếu
thốn nhưng lúc nào cũng yên tâm, cũng hồn nhiên hay sống dư đủ mà lúc nào cũng cô đơn, cũng ớn lạnh.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy
lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ
quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng
chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Từ đó, anh, chị hãy liên hệ
với khổ thơ sau để thấy sự tương đồng trong việc
khắc họa tình cảm giữa người cách mạng với quần chúng nhân dân:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm
nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Từ ấy
– Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2016)
……………………HẾT……………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ
và tên thí sinh:…………………………………...; Số báo danh:…..…….…………………………..
Chữ
ký của cán bộ coi thi 1:………………...………; Chữ ký của cán bộ coi thi 2:…………..………...
|
KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 NĂM
HỌC 2017 - 2018
|
|
Bài thi: Ngữ văn
|
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm
04 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là
phương thức nghị luận.
-
Điểm 0,25: Trả lời đúng ý trên.
-
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2. Thí sinh chỉ ra
được 01 biện pháp tu từ đặc sắc mà nhà văn đã sử dụng trong đoạn trích trên
(không cần phân tích tác dụng nhưng phải có dẫn chứng minh họa) như: phép tương phản, đối lập (người Thụy
Điển là nước giàu nhất Châu Âu, dân Thụy Điển sống sướng nhất Châu Âu, còn nước
mình đã nghèo lại thêm có chiến tranh nên càng nghèo) hoặc phép điệp (Hôm nay chúng ta sống đầy đủ hơn, sung sướng
hơn và cũng tự do hơn nhưng thói hư tật xấu và cả tội ác nữa cũng nhiều hơn.
Các mối quan hệ trong gia đình, trong gia tộc, trong đồng nghiệp, trong bạn bè
đều ít nhiều bị nứt rạn, đều như giá lạnh hơn ngày xưa) hoặc phép tu từ khác miễn là thuyết phục.
-
Điểm 0,5: Trả lời đúng một trong các biện pháp trên.
-
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu
3. Theo tác giả của
đoạn văn bản trên, một xã hội dư đủ là chúng ta sống đầy đủ hơn, sung sướng hơn
bởi đời sống vật chất đã đầy đủ, dư thừa.
Đoạn trích đã cho thấy mặt trái của xã hội dư đủ ấy là thói hư tật xấu và cả tội ác nữa cũng nhiều hơn, các mối quan hệ trong
gia đình, trong gia tộc, trong đồng nghiệp, trong bạn bè đều ít nhiều bị nứt
rạn, đều như giá lạnh hơn ngày xưa.
-
Điểm 0,75: Trả lời đúng, đủ các ý trên.
-
Điểm 0,5: Trả lời được 1/2 số ý trên.
-
Điểm 0: Trả lời thiếu, trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4.
Sau khi từng có mặt ở Hà Nội
những năm tháng có chiến tranh, nhà văn nổi tiếng của Thụy Điển lại ước được là
người Việt Nam vì bà đã ớn lạnh với những
xã hội quá lạnh lẽo trước những số phận cô đơn của con người. Trong khi đó,
người Việt Nam thời chiến tranh lúc ấy sống đầy tình yêu thương, con người biết
truyền cho nhau hơi ấm của tình người.
Trước câu nói đó, ta có thể thấy tự hào vì mình may mắn
là một người Việt Nam. Đồng thời, ta cũng phải cố gắng nhiều hơn nữa để đất
nước Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn, xứng đáng với niềm tin yêu của bạn bè quốc
tế.
-
Điểm 1,5: Trả lời đúng, đủ các ý trên.
-
Điểm 1,0: Trả lời đúng 1/2 các ý trên.
-
Điểm 0,5: Trả lời chung chung, không rõ ý.
-
Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không trả lời.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
*
Yêu cầu: Về hình thức, thí sinh phải đảm bảo cấu
trúc đoạn văn nghị luận với dung lượng khoảng 200 chữ (có thể viết dài hơn
nhưng chỉ trong một đoạn văn duy nhất), không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt
câu. Về nội dung, thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị
luận xã hội để tạo lập đoạn văn với bố cục rõ ràng; kết hợp lí lẽ với dẫn chứng;
có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản
sau:
-
Giải thích: Cách sống thứ nhất là tuy thiếu thốn về vật chất, tiền bạc, của cải nhưng lúc nào cũng yên tâm, hồn
nhiên, thoải mái, đầy đủ, ấm áp về tinh thần, tình cảm, tâm hồn. Cách sống thứ
hai là tuy đầy đủ, sung túc, thậm chí dư thừa về vật chất nhưng con người lúc
nào cũng cô đơn, cũng ớn lạnh, thiếu thốn, khổ sở, buồn bã về tinh thần.
+ Bàn luận: Thí sinh cần thể hiện suy
nghĩ của mình về hai cách sống trên qua việc phân tích cả hai mặt tích cực và
tiêu cực của chúng (Có dẫn chứng minh họa).
+ Bài học: Thí sinh đưa ra quan niệm về
cuộc sống tốt nhất mà mình chọn lựa. Có thể chọn một trong hai cách sống trên
hoặc một cách sống khác mà mình mong muốn, có lẽ lí tưởng nhất là được sống đầy
đủ về vật chất và phong phú, tốt đẹp, lành mạnh về tinh thần.
-
Điểm 1,5 - 2,0: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên.
-
Điểm 1,0 - 1,5: Đáp ứng được 1/2 các yêu cầu trên.
-
Điểm 0,5: Đáp ứng được một ý nhỏ trong các yêu cầu trên.
-
Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào nêu trên.
Câu 2. (5,0 điểm)
*
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ
năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục
đầy đủ, rõ ràng ; văn viết có cảm xúc ; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt ;
diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết ; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ
pháp.
*
Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài
nghị luận (0,5 điểm)
-
Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở
bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề ; phần Thân bài biết tổ chức thành
nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề ; phần Kết
bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá
nhân.
-
Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần
chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên ; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn.
-
Điểm 0: Thiếu Mở hoặc Kết bài, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ
có 1 đoạn.
b) Xác định đúng vấn đề
cần nghị luận (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị
luận: Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong bài Việt
Bắc. Liên hệ với khổ 2 bài Từ ấy để
thấy sự tương đồng trong việc khắc họa
tình cảm giữa người cách mạng với quần chúng nhân dân.
-
Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
-
Điểm 0: Xác định sai luận đề, lạc đề.
c) Chia vấn đề cần nghị
luận thành các luận điểm phù hợp ; các luận điểm được triển khai theo trình tự
hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển
khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh) ; biết kết hợp
giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm):
-
Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên ; có thể trình bày theo định hướng sau:
+
Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc và Từ ấy.
+
Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trong Việt
Bắc
++
Nội dung: Nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng về đồng bào Việt Bắc trong những
năm tháng kháng chiến gian lao mà nghĩa tình.
+++ Cặp
đại từ ta - mình chỉ người cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc trong tình cảm
gắn bó.
+++ Nhớ
về những năm tháng kháng chiến gian khổ, thiếu thốn mà đầy nghĩa tình, đoàn kết,
gắn bó, san sẻ giữa người cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
+++ Nhớ
về hình ảnh con người Việt Bắc chăm chỉ, cần cù, giàu nghị lực: trong kháng chiến,
họ vừa miệt mài lao động sản xuất vừa không quên nhiệm vụ học tập để sau này kiến
thiết đất nước.
Nhớ người mẹ nắng cháy
lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
+++ Nhớ
về những con người lạc quan, yêu đời, có sức mạnh tinh thần to lớn, vượt trên
gian khổ, niềm tin tưởng vào ngày mai:
Nhớ sao ngày tháng cơ
quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
+++ Nhớ cả những thanh âm thân thuộc, gợi lên cuộc sống bình dị, đơn
sơ mà cao đẹp của con người nơi đây:
Nhớ sao tiếng mõ rừng
chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
++
Đặc sắc nghệ thuật: Sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình. Thể
thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, êm ái. Ngôn ngữ đặc sắc với việc sử dụng
sáng tạo hai đại từ mình, ta
quen thuộc trong ca dao. Các biện pháp tu từ phong phú: phép tương phản,
phép điệp, hình ảnh vừa mang tính chân thực, hiện thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng,...
+
Liên hệ với khổ thơ trong bài Từ ấy để thấy để thấy sự
tương đồng trong việc khắc họa tình cảm giữa người cách mạng với quần chúng
nhân dân.
++ Cảm
nhận ngắn gọn về khổ thơ thứ 2 trong bài Từ ấy: Sau khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản,
người thanh niên cách
mạng đã giác ngộ lập trường giai cấp, để
hòa nhập vào khối đời chung của quần chúng nhân dân lao động cần lao nhằm tạo
nên sức mạnh gắn kết bền chặt, to lớn cho sự nghiệp cách mạng.
++
Điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ: Đều thể hiện tình cảm gắn bó chân thành, chặt
chẽ, sâu sắc giữa người cách mạng với quần chúng nhân dân. Sự đoàn kết đó tạo
nên sức mạnh tinh thần to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của
dân tộc.
-
Điểm 2,0 - 3,0: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên.
-
Điểm 1,0 - 1,5: Đáp ứng 1/2 các yêu cầu.
-
Điểm 0 - 0,5: Không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên hoặc ý
chung chung, lan man.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
-
Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm
thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
-
Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số
suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
-
Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái
độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt
câu (0,5 điểm)
-
Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
-
Điểm 0,25: Mắc một số lỗi.
-
Điểm 0: Mắc nhiều lỗi.
……………………HẾT……………………
lô
Trả lờiXóa